Huyện Châu Đức: Vùng đất tiềm năng cho sự phát triển du lịch và văn hoá 

Hình ảnh toàn cảnh của huyện Châu Đức tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu

Huyện Châu Đức được biết đến là một huyện có những địa điểm du lịch cảnh quan, sinh thái nổi tiếng của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Trong những năm gần đây, huyện Châu Đức đã nỗ lực vươn mình và có những bước tiến vượt bậc về phát triển kinh tế, xã hội, du lịch. Nơi đây đang dần trở thành điểm đến hứa hẹn cho những du khách muốn đi du lịch ở phía Nam. Bây giờ thì hãy cùng Top Bà Rịa – Vũng Tàu AZ tìm hiểu thông tin tổng quan về huyện Châu Đức nhé! 

Thông tin tổng quan về huyện Châu Đức 

Giới thiệu đôi nét về huyện Châu Đức 

Huyện Châu Đức là một huyện thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Việt Nam. Có tổng diện tích đất tự nhiên là 42.104ha. Với trên 150.000 dân, có mật độ dân số đạt 325,4 người/ km2. Trong số đó phải có đến 71.000 người đang ở trong độ tuổi lao động. có thể thấy huyện Châu Đức là một huyện trẻ, có khả năng lao động và phát triển kinh tế tốt của toàn tỉnh.

Huyện Châu Đức nằm ở phía Bắc của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có vị trí địa lý như sau: 

  • Phía Đông giáp huyện Xuyên Mộc và tỉnh Đồng Nai
  • Phía Tây giáp thị xã Phú Mỹ
  • Phía Nam giáp huyện Đất Đỏ và TP Bà Rịa
  • Phía Bắc giáp tỉnh Đồng Nai.

Đây là trang thông tin chính thức của huyện Châu Đức, nếu bạn muốn biết thêm thông tin hay cập nhật, nắm bắt thông tin mới nhất về huyện Châu Đức các bạn có thể truy cập vào trang Tin huyện Châu Đức để tham khảo thêm nhé.

Hình ảnh toàn cảnh của huyện Châu Đức tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu
Hình ảnh toàn cảnh của huyện Châu Đức tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu

Huyện Châu Đức được thành lập khi nào? 

Ngày 2 tháng 6 năm 1994, Chính phủ ban hành Nghị định 45-CP[1].Theo đó:

Thành lập huyện Châu Đức trên cơ sở 8 xã: Ngãi Giao, Nghĩa Thành, Bình Ba, Suối Nghệ, Xuân Sơn, Bình Giã, Kim Long, Xà Bang và Láng Lớn; các khu kinh tế mới Suối Rao, Đá Bạc; ấp Sông Cầu, xã Hòa Long và ấp Phước Trung, xã Long Phước (huyện Châu Thành cũ)

Chuyển xã Ngãi Giao thành thị trấn Ngãi Giao (thị trấn huyện lỵ huyện Châu Đức). Chia xã Kim Long thành 2 xã: Kim Long và Quảng Thành. Thành lập xã Suối Rao trên cơ sở khu kinh tế mới Suối Rao. Thành lập xã Đá Bạc trên cơ sở khu kinh tế mới Đá Bạc và ấp Phước Trung (xã Long Phước).

Lịch sử hình thành của huyện
Lịch sử hình thành của huyện

Bản đồ hành chính của huyện Châu Đức 

Hiện tại, huyện Châu Đức đang có tổng cộng 16 đơn vị hành chính cấp phường, xã trực thuộc. Trong đó có 1 thị trấn là thị trấn Ngãi Giao. Nơi đây tập hợp nhiều dịch vụ như nhà hàng, trung tâm thương mại, ngân hàng,…để phục vụ cho nhu cầu đời sống của người dân và du khách khi đến tham quan. 

Tiếp đó, 15 xã còn lại được xếp theo lần lượt là:  xã Bàu Chinh, xã Bình Ba, xã Bình Giã, xã Bình Trưng, ​​xã Cù Bị, xã Đá Bạc, xã Kim Long, xã Láng Lớn, xã Nghĩa Thành, xã Quảng Thành, xã Sơn Bình, xã Suối Nghệ, xã Suối Rao, xã Xà Bang, xã Xuân Sơn.

Hình ảnh bản đồ hành chính của huyện Châu Đức
Hình ảnh bản đồ hành chính của huyện Châu Đức

Bản đồ giao thông của huyện Châu Đức 

Vì là huyện có nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng được nhiều người quan tâm và biết đến, hàng năm huyện Châu Đức cũng đón nhiều lượt khách du lịch tới đây để tham quan nên hệ thống giao thông của huyện vô cùng đa dạng, rộng rãi và thoải mái đảm bảo an toàn cho người dân và du khách: 

Đường bộ

  • Huyện Châu Đức có một số tuyến đường quan trọng như Quốc lộ 51 (QL51) đi qua huyện với hướng đi từ TP. Hồ Chí Minh về hướng Đồng Nai, là tuyến đường chính nối liền TP. Hồ Chí Minh với các tỉnh Đông Nam Bộ khác.
  • Các tuyến đường tỉnh như đường Tỉnh lộ 44, Tỉnh lộ 45 cũng là những tuyến đường quan trọng trong huyện, tạo điều kiện thuận lợi cho việc di chuyển, giao thương và phát triển kinh tế xã hội.

Giao thông công cộng

Hệ thống giao thông công cộng trong huyện Châu Đức chủ yếu dựa vào các phương tiện cá nhân như xe máy, ô tô, xe buýt và taxi. Có sự phát triển của dịch vụ xe taxi và hệ thống xe buýt, nhưng vẫn chưa đạt được mức độ phủ sóng rộng rãi.

Hệ thống cầu và đường bộ

Huyện Châu Đức có một số cây cầu như cầu Bà Lát, cầu Ông Nhịn, cầu Mỹ Xuân… nhằm phục vụ cho việc đi lại và vận chuyển hàng hóa trên địa bàn.

Bản đồ thể hiện hệ thống giao thông của huyện
Bản đồ thể hiện hệ thống giao thông của huyện

Điểm danh những địa điểm du lịch nổi tiếng của huyện Châu Đức 

Binon Cacao Park 

  • Địa chỉ: Bàu Sen, Châu Đức, Bà Rịa – Vũng Tàu 
  • Điện thoại: 0254 3883 639
  • Giá thành: 
    • Khách tham quan: 100.000 VNĐ/ người 
    • Khách tham quan, trải nghiệm làm socola: 200.000 VNĐ/ người 
  • Giờ mở cửa: 07h00 – 17h00 (từ thứ Ba đến Chủ Nhật) 

Hồ Đá Đen 

  • Địa chỉ: Nằm giữa xã Bình Ba, Láng Lớn và suối Nghệ, Châu Đức, Bà Rịa – Vũng Tàu 
  • Giá thành: Miễn phí 
  • Giờ mở cửa: Cả ngày 

Hồ Đá Bàng 

  • Địa chỉ: Nằm giữa huyện Đất Đỏ và huyện Châu Đức, Bà Rịa – Vũng Tàu 
  • Giá thành: Miễn phí 
  • Giờ mở cửa: Cả ngày 

Mini Farm Suối Nghệ 

  • Địa chỉ: Suối Nghệ, Châu Đức, Bà Rịa – Vũng Tàu 
  • Điện thoại: 0977 513 535 
  • Giá thành: 
    • Người lớn: 30.000 VNĐ/ người 
    • Trẻ em: 20.000 VNĐ/ người
  • Giờ mở cửa: 08h00 – 18h00 (các ngày trong tuần)

Hồ Sông Ray

  • Địa chỉ: Nằm giữa huyện Xuyên Mộc và huyện Châu Đức, Bà Rịa – Vũng Tàu 
  • Giá thành: Miễn phí 
  • Giờ mở cửa: Cả ngày 

Danh sách những quán ăn ngon, chất lượng của huyện Châu Đức 

  • Lẩu Bò O Bé: Suối Nghệ Láng Lớn,  Châu Đức
  • Bánh Canh Chả Cá: Hoàng Hoa Thám, TT. Ngãi Giao, Châu Đức
  • Chả Giò Cá Cô Ba: Đường Số 43, Xã Nghĩa Thành,  Châu Đức
  • Quán Cơm Minh Hường: 73 Nguyễn Văn Trỗi, TT. Ngãi Giao, Châu Đức
  • Cơm Tấm Bì: 297 Đường Số 47,  Châu Đức
  • Bún Mẹt: Đ77 Lý Thường Kiệt, KP. 5, TT. Ngãi Giao, Châu Đức
  • Liên – Bún Bò & Bánh Canh Tôm Cua: Lê Hồng Phong, TT. Ngãi Giao, Châu Đức
  • Quán Khói – Xiên Que Đồng Giá – Hùng Vương:  Châu Đức
  • Ốc Kiều: Trần Hưng Đạo, TT. Ngãi Giao, Châu Đức
  • Ku Linh Quán – Hùng Vương: 194 Hùng Vương, Ngãi Giao,  Châu Đức
  • Phúc Lân – Bánh Canh Cá Ló: Quốc Lộ 56, Xã Bình Ba,  Châu Đức
  • Anh Vũ – Chuyên Các Món Từ Cá Lóc: Kim Long – Quảng Thành, Xã Quảng Thành,  Châu Đức
  • Thúy Nhi 1 – Quán Cháo Vịt:  240 Đường Số 11, Xã Suối Nghệ, Châu Đức

Phát triển kinh tế huyện Châu Đức 

Kinh tế huyện Châu Đức phát triển chủ yếu dựa vào nông nghiệp và chế biến nông sản. Trong đó, nông nghiệp là ngành kinh tế chủ lực của huyện Châu Đức, với diện tích đất rộng và nhiều loại cây trồng như lúa, mía, cà phê, cao su, tiêu, bơ, xoài, dừa… Ngoài ra, vật nuôi cũng góp phần đáng kể cho nền kinh tế của huyện với chăn nuôi bò, lợn, gia cầm…

Trong những năm gần đây, chính phủ đã đầu tư mạnh vào cơ sở hạ tầng giao thông, giúp nâng cao năng suất và hiệu quả sản xuất, góp phần tăng thu nhập cho người dân. Huyện cũng đã thu hút nhiều doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực chế biến nông sản như chế biến cao su, chế biến dừa, sản xuất cà phê.

Hình ảnh khu công nghiệp ở huyện Châu Đức
Hình ảnh khu công nghiệp ở huyện Châu Đức

Sau những chia sẻ trên, hy vọng bạn đã có cái nhìn tổng quan hơn về huyện Châu Đức. Mặc dù huyện vẫn còn đang trên đà phát triển nhưng với những thế mạnh về du lịch, kinh tế nông nghiệp riêng biệt chủ đạo của mình trong tương lai, huyện Châu Đức sẽ trở thành huyện phát triển vượt bậc, được nhiều người biết đến hơn nữa. Hãy đến với huyện Châu Đức để khám phá những điều thú vị ở địa điểm này bạn nhé!