Thành phố Bà Rịa được mệnh danh là thủ phủ của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, là một thành phố năng động và tiềm năng, đang ngày càng thu hút sự chú ý của du khách trong và ngoài nước. Nơi đây sở hữu những nét đẹp độc đáo riêng biệt, với sự kết hợp hài hòa giữa vẻ đẹp hoang sơ của núi rừng, sự sôi động của nhịp sống hiện đại và những giá trị văn hóa lịch sử lâu đời. Bây giờ hãy cùng Top Bà Rịa – Vũng Tàu AZ đi tìm hiểu về thành phố này qua bài viết dưới đây nhé!
Thông tin tổng quan về thành phố Bà Rịa
Giới thiệu đôi nét về thành phố Bà Rịa
Thành phố Bà Rịa là thành phố tỉnh lỵ thuộc tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, Việt Nam. Nằm tại khu vực trung tâm của tỉnh, thành phố Bà Rịa là mối đầu các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ đến các thành phố, huyện thị khác trong tỉnh và các đô thị hành lang vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Là đầu mối giao thông đường bộ quan trọng của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, có vai trò kết nối các đô thị trong hệ thống đô thị hành lang QL 51 của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam như thành phố Biên Hòa – Nhơn Trạch – Đô thị mới Phú Mỹ với thành phố Vũng Tàu, đồng thời do Bà Rịa có vị thế là tâm điểm của 03 tuyến Quốc lộ quan trọng là QL51, QL56, QL55 nên thành phố còn là trung tâm kết nối vùng trung du Đông Nam Bộ, có thể tiếp cận với hệ thống cảng biển đang phát triển của Vũng Tàu và Phú Mỹ.
Từng là một thị xã trẻ với số dân khiêm tốn, Bà Rịa đã được đầu tư vượt bậc về cơ sở hạ tầng toàn diện để trở thành đô thị hạt nhân của tỉnh để trở thành trung tâm hành chính mới của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu năm 2012.
Để có thể cập nhật thông tin thường xuyên của thành phố Bà Rịa tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu các bạn có thể theo dõi fanpage Thành phố Bà Rịa để có thêm nhiều thông tin hơn nhé.
Lịch sử hình thành của thành phố Bà Rịa
Dưới thời vua Minh Mạng, vào năm 1972, Bà Rịa là phủ lỵ của phủ Phước Tuy. Thời Việt Nam Cộng hòa, thành phố Bà Rịa về mặt hành chính chỉ là cấp xã Phước Lễ, vừa là quận lị quận Châu Thành Phước Tuy, vừa là tỉnh lỵ tỉnh Phước Tuy.
Ngày 8 tháng 12 năm 1982, thị trấn Bà Rịa được thành lập từ xã Phước Lễ, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Nai.Ngày 2 tháng 6 năm 1994, Chính phủ ban hành nghị định số
45/CP thành lập Thị xã Bà Rịa gồm 5 phường và 3 xã.
Ngày 2 tháng 6 năm 1994, Chính phủ ban hành nghị định số 45/CP thành lập Thị xã Bà Rịa. Ngày 2 tháng 5 năm 2012, trung tâm hành chính của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu được chuyển từ thành phố Vũng Tàu về thị xã Bà Rịa và nâng cấp thị xã Bà Rịa thành Thành Phố bà Rịa. Ngày 27 tháng năm 2014, bà rịa chính thức được công nhận là đô thị loại 2 trực thuộc tỉnh.
Vị trí địa lý thành phố Bà Rịa
Thành phố Bà Rịa có tọa độ địa lý từ 10°30′ đến 10°50′ vĩ độ Bắc, từ 107°10′ đến 107°17′ kinh độ Đông, cách thành phố Hồ Chí Minh 75 km về phía Đông Bắc, cách thành phố Vũng Tàu 20km về phía Nam. Địa giới hành chính thành phố Bà Rịa:
- Phía Đông giáp huyện Đất Đỏ
- Phía Đông Nam giáp huyện Long Điền
- Phía Tây và Tây Bắc giáp thị xã Phú Mỹ
- Phía Nam giáp thành phố Vũng Tàu
- Bắc giáp huyện Châu Đức.
Điều kiện tự nhiên của thành phố Bà Rịa
Thành phố Bà Rịa có tổng diện tích đất tự nhiên hơn 91,46 km², dân số khoảng 205.192 người (năm 2017). Mật độ dân số đạt 2.243 người/km².
Địa hình thành phố phần lớn là đồng bằng bằng phẳng, hơi dốc về phía bắc. Đất gồm 2 loại đất chính là đất xám bạc màu và đất đỏ bazan. Do nằm trong khu vực Đông Nam Bộ nên nơi đây chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa chung của toàn vùng, gồm 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Nhiệt độ trung bình trong năm dao động từ khoảng 25,4°C đến 27,2°C.
Hệ thống giao thông của thành phố Bà Rịa
Hệ thống giao thông tại Thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, tập trung chủ yếu vào đường bộ và đường thủy, phục vụ nhu cầu di chuyển của cộng đồng và việc vận chuyển hàng hóa
Đường Bộ
- Đường Quốc Lộ và Đường Tỉnh Lộ: TP. Bà Rịa được kết nối với các vùng lân cận thông qua mạng lưới đường quốc lộ và tỉnh lộ, bao gồm Quốc lộ 51 và 55, cùng với các tuyến đường tỉnh như tỉnh lộ 44 và 44B.
- Công Trình Giao Thông: Thành phố liên tục nâng cấp và mở rộng đường, cầu và cống để cải thiện lưu thông và giảm ùn tắc giao thông trong khu vực đô thị và nông thôn.
Đường Thuỷ
- Cảng Bà Rịa – Vũng Tàu: Là một trong những cảng biển quan trọng của khu vực, cung cấp dịch vụ vận tải hàng hóa và du lịch trên biển.
- Giao Thông Hàng Hải: Các tàu cá và tàu thủy du lịch thường xuyên ra vào và ra khỏi cảng Bà Rịa – Vũng Tàu, kết nối thành phố với các vùng biển lân cận.
Danh sách những địa điểm ăn ngon của thành phố Bà Rịa
Hầm Rượu Gia Bà Rịa
- Địa chỉ: 595 Phạm Văn Đồng, TP. Bà Rịa, Bà Rịa – Vũng Tàu
- Điện thoại: 0816 279 333
- Giờ mở cửa: 09:00 – 22:00
Bờ Sông Restaurant
- Địa chỉ: 1100 Quốc Lộ 51, TP. Bà Rịa, Bà Rịa – Vũng Tàu
- Điện thoại: 0941 449 944 & 0937 197 474
- Giờ mở cửa: 09:00 – 22:00
Asahi Sushi
- Địa chỉ: 41 Nguyễn Hữu Thọ, TP. Bà Rịa, Bà Rịa – Vũng Tàu
- Điện thoại: 0933 166 989
- Giờ mở cửa: 08:00 – 22:00
Chip Chip Food & More
- Địa chỉ: 345 Nguyễn Văn Linh, TP. Bà Rịa, Bà Rịa – Vũng Tàu
- Điện thoại: 0972 382 909 & 0379 451 578
- Giờ mở cửa: 10:30 – 21:30
Nori Food
- Địa chỉ: 99 Phạm Văn Đồng, TP. Bà Rịa, Bà Rịa – Vũng Tàu
- Điện thoại: 0906 090 901
- Giờ mở cửa: 09:00 – 22:00
Điểm danh những cà phê đẹp tại thành phố Bà Rịa
- UP Garden Cafe: 381/4 Cách Mạng Tháng 8, Khu phố 1, Phước Nguyên, Bà Rịa, Bà Rịa – Vũng Tàu
- Fox Coffee: 642 Đường Cách Mạng Tháng Tám, Bà Rịa, Bà Rịa – Vũng Tàu
- Ruby Koi Farm Coffee: 115 Nguyễn Hữu Thọ, Bà Rịa, Bà Rịa – Vũng Tàu
- Baris – Trà & Cafe: 42 Nguyễn Thanh Đằng, Phước Trung, Bà Rịa, Bà Rịa – Vũng Tàu
- Wiki Coffee Shop: 96 Điện Biên Phủ, phường Phước Hiệp, Bà Rịa, Bà Rịa – Vũng Tàu
- The Mira Coffee: 223 Cách Mạng Tháng 8, phường Phước Hiệp, Bà Rịa, Bà Rịa – Vũng Tàu
- Build Coffee: 259 Nguyễn Tất Thành, phường Phước Hiệp, Bà Rịa, Bà Rịa – Vũng Tàu
- Status Bà Rịa Tea & Coffee Express: 121, đường 27/4, Bà Rịa, Bà Rịa – vũng Tàu
Tiềm năng phát triển kinh tế của thành phố Bà Rịa
Nền kinh tế của thành phố Bà Rịa chủ yếu dựa vào công nghiệp, dịch vụ và nông nghiệp:
- Các ngành công nghiệp chính của thành phố Bà Rịa bao gồm sản xuất dầu khí, đóng tàu, chế tạo máy, sản xuất gạch ngói, sản xuất thực phẩm và đồ uống, sản xuất các sản phẩm chế biến. từ gỗ. Đây là những ngành có đóng góp lớn cho ngân sách địa phương và giải quyết việc làm tại địa phương.
- Ngoài ra, thành phố Bà Rịa còn có các hoạt động dịch vụ phát triển, bao gồm các cửa hàng bán lẻ, nhà hàng, khách sạn và hoạt động du lịch. Thành phố còn có trung tâm thương mại lớn – Bà Rịa Plaza – cung cấp nhiều loại dịch vụ và hàng hóa cho người dân địa phương và du khách.
- Trong lĩnh vực nông nghiệp, thành phố Bà Rịa có điều kiện thuận lợi để phát triển các loại cây trồng như cà phê, cao su, điều, cây ăn trái. Nông nghiệp là ngành kinh tế tiềm năng của thành phố, đóng góp vào sản lượng nông nghiệp của tỉnh và mang lại nguồn thu nhập cho người dân.
Trên đây là bài viết giới thiệu của mình về thành phố Bà Rịa năng động và tiềm năng, đang ngày càng khẳng định vị thế của mình trên bản đồ du lịch Việt Nam. Nơi đây sở hữu những nét đẹp độc đáo riêng biệt, hứa hẹn sẽ mang đến cho du khách những trải nghiệm khó quên. Mong rằng với những thông tin trên Top Bà Rịa Vũng Tàu AZ đã khiến bạn hiểu thêm về thành phố đáng sống và đáng đến này.